Da dầu là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả nhất
Da dầu là loại da phổ biến ở những đất nước nóng ẩm với nền nhiệt cao như Việt Nam. Loại da này được đánh giá là vô cùng “khó chiều” và mang đến nhiều điều phiền toái cho khổ chủ. Vậy da dầu là da như thế nào? Nguyên nhân do đâu và phải làm gì để da hạn chế tiết dầu dư thừa? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Dr Spiller giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi ngay nhé!
Mục lục
Da dầu là gì? Những dấu hiệu nhận biết
Da dầu (da nhờn) là loại da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, sản xuất nhiều dầu hơn bình thường. Một số đặc điểm nổi bật của da nhờn có thể kể đến như:
- Bề mặt da luôn bóng nhờn, đặc biệt là ở vùng da chữ T (trán, mũi, cằm).
- Kích thước lỗ chân lông to và dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
- Bề mặt da dày, thường bị sần sùi, không láng mịn.
- Thường xuyên nổi mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn trứng cá,..
- Dễ bắt nắng và sạm màu hơn các loại da khác.
Ngoài những dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường này, bạn cũng có thể xác định chính xác mình có thuộc làn da này hay không bằng cách:
- Dùng giấy thấm dầu: áp giấy lên da mặt trong phút 1 phút. Nếu thấy giấy bị dính ướt chứng tỏ bạn thuộc kiểu da dầu. Còn ngược lại, nếu tờ giấy thấm dầu chỉ ướt nhẹ hoặc không có dấu vết nào thì bạn đang sở hữu làn da thường hoặc da khô.
- Chẩn đoán y khoa: hãy đến các spa, thẩm mỹ viện, phòng khám da liễu uy tín để được chuyên gia thăm khám, soi da. Từ đó có thể đưa ra kết luận chính xác rằng bạn có thuộc kiểu da bóng dầu hay không.
Những nguyên nhân khiến da mặt bị bóng dầu
Da đổ dầu nhiều thường gặp phổ biến nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên, những người đang trong giai đoạn dậy thì. Một số nguyên nhân chính khiến da đổ dầu nhiều là:
- Nội tiết tố: hormone androgen trong cơ thể tăng cao thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và tiết ra lượng dầu nhiều hơn bình thường.
- Di truyền: tình trạng da siêu dầu có xu hướng di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Cụ thể, nếu có bố hoặc mẹ, hoặc cả 2 bố mẹ đều sở hữu làn da bóng dầu thì nguy cơ cao con của họ cũng sẽ gặp phải tình trạng này.
- Thời tiết và môi trường sống: tỷ lệ người sở hữu làn da nhờn sẽ cao hơn ở khu vực có khí hậu nóng ẩm. Ngoài ra, tình trạng da đổ nhiều dầu sẽ xuất hiện vào mùa hè nhiều hơn so với mùa thu, mùa đông.
- Tuổi tác: làn da sẽ tiết dầu thừa nhiều hơn khi bạn còn trẻ và giảm dần khi càng lớn tuổi.
- Chăm sóc da thái quá: rửa mặt, tẩy da chết quá nhiều lần trong ngày sẽ làm mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên của da, kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp sự mất mát này, khiến da trở nên bóng nhờn hơn.
- Không dưỡng ẩm: khi bị thiếu ẩm quá mức, làn da sẽ tự động tiết ra lượng dầu nhiều hơn bình thường để cân bằng lại độ ẩm tự nhiên trên mặt.
- Stress kéo dài: lúc này tuyến thượng thận sẽ sản sinh ra một số nội tiết tố như cortisol và androgen, kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da đổ dầu nhiều hơn.
- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: tiêu thụ quá mức các loại đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ,…sẽ khiến tình trạng da nhờn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ưu – nhược điểm khi sở hữu làn da đổ nhiều dầu
Sở hữu da dầu hỗn hợp hay bất cứ loại da nào cũng đều sẽ có những ưu – nhược điểm riêng biệt. Cụ thể là:
Ưu điểm của da dầu là gì?
Da dầu có tốt không? Chắc hẳn không ít người nghĩ rằng da bóng nhờn mang đến nhiều điều phiền toái và những người sở hữu làn da này thật thiếu may mắn. Nhưng da nhờn cũng mang lại rất nhiều ưu điểm mà những da khác khó có được. Cụ thể là:
- Làn da bóng nhờn có độ ẩm tự nhiên cao hơn, giúp da luôn rạng rỡ, không bị bong tróc – khô ráp vào những ngày trời đông lạnh giá – khô hanh.
- Lợi ích của da dầu trẻ lâu là có tốc độ lão hóa chậm hơn so với da thường, da khô.
- Làn da nhờn có khả năng hấp thụ tốt một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, E, K…
- Da dầu có lợi gì? Lớp dầu nhờn có khả năng bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Nhược điểm của da dầu là gì?
Bên cạnh những ưu điểm thì không thể phủ nhận rằng việc sở hữu làn da bóng nhờn khiến khổ chủ vô cùng khó chịu bởi:
- Bề mặt da lúc nào cũng có cảm giác bóng nhẫy như một “chảo dầu”, nhất là ở vùng trán, mũi, má.
- Lỗ chân lông giãn nở to, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của làn da.
- Dầu thừa tích tụ lâu ngày nếu không được làm sạch đúng cách sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn mủ, mụn ẩn, mụn viêm…
- Bị hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là kem nền và kem chống nắng.
Hướng dẫn cách chăm sóc da dầu tại nhà đơn giản nhất
Để khắc phục tình trạng da dầu dễ nổi mụn, bạn cần phải chăm sóc da mỗi ngày bằng cách:
Sử dụng nước tẩy trang
Làm sao để hết da dầu? Tẩy trang là một bước cực kỳ quan trọng trong chu trình skincare hàng ngày cho da dầu mụn, kể cả khi bạn không trang điểm. Các chuyên gia khuyến khích bạn nên dùng các loại nước tẩy trang dịu nhẹ để không gây cảm giác nhờn rít khó chịu.
Dùng sữa rửa mặt
Da dầu phải làm sao? Với những người sở hữu làn da siêu dầu nên làm sạch da với sữa rửa mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bước skincare này sẽ giúp cuốn trôi bụi bẩn, dầu thừa, tạp chất tích tụ; làm sạch – làm thoáng lỗ chân lông.
Sữa rửa mặt cho da dầu mụn tốt nhất là những sản phẩm có độ PH từ 4.5-6.5 và có chứa những thành phần như AHA, BHA, Glycerin,…
Và Herbal Cleansing Gel đến từ thương hiệu Dr Spiller chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Sản phẩm có kết cấu dạng gel, chiết xuất từ thảo dược lành tính như cây bulô, hoa bia, hoa cúc, cỏ thi, bồ công anh,…giúp loại bỏ bã nhờn dư thừa, diệt khuẩn, làm thoáng lỗ chân lông, giúp da sạch mụn và ngăn ngừa lão hóa da.
Sử dụng tẩy da chết
Làm sao để da hết dầu? Tẩy tế bào chết cho da mặt từ 1-2 lần mỗi tuần vừa giúp làm sạch sâu trong lỗ chân lông, vừa kiềm dầu, giảm thiểu sự xuất hiện của những nốt mụn xấu xí.
Tẩy da chết Dr Spiller Enzyme Peeling Mask (chiết xuất từ đất sét, lúa mì, papain, enzyme thực vật) sẽ giúp bóc tách liên kết dầu thừa nằm sâu trong nang lông, loại bỏ tế bào sừng già cỗi, giảm mụn hiệu quả, trả lại cho bạn làn da tươi mới – khỏe mạnh hơn.
CLICK NGAY >>> Thông tin chi tiết về Enzyme Peeling Mask https://dr-spiller.vn/enzym-peeling-mask/
Thoa toner cân bằng, làm dịu da
Da dầu phải làm thế nào? Sau bước làm sạch, làn da có thể mất đi độ ẩm tự nhiên, khiến da dầu nhạy cảm bị khô ráp, căng rít khó chịu.
Lúc này, bạn nên sử dụng Dr Spiller Moisturizing Toner With Herbal Extracts chiết xuất từ hoa cúc, cỏ thi, long đởm, cây bulô, bồ công anh,…giúp giải phóng bã nhờn tắc nghẽn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, cân bằng độ PH giúp da ngày càng tươi tắn hơn.
Dưỡng ẩm cho da mặt bóng dầu
Da dầu làm sao hết? Rất nhiều người nghĩ rằng làn da dầu mụn không cần dưỡng ẩm. Nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi khi rơi vào tình trạng thiếu ẩm sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, khiến da tiết nhiều dầu hơn.
Bởi vậy, bạn cần phải bổ sung độ ẩm cần thiết cho làn da bằng các loại serum hoặc kem dưỡng chuyên dành cho da dầu thiếu nước, chứa thành phần chính là nước và không chứa dầu.
Thoa kem chống nắng vào ban ngày
Da dầu thì nên làm gì? Để bảo vệ làn da khỏi tác hại tiêu cực của ánh nắng mặt trời, bạn không thể bỏ qua bước thoa kem chống nắng khoảng 15-20 phút trước khi ra ngoài.
Đối với những người sở hữu làn da dầu thiếu ẩm, hãy lựa chọn các loại kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, kết cấu dạng gel hoặc dạng sữa, không chứa dầu, không chứa cồn và không có mùi hương.
Sữa chống nắng Summer Glow Sun Sensitive Emulsion SPF30 đến từ thương hiệu Dr Spiller là một gợi ý dành cho bạn. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ độc quyền của Đức, chứa các hoạt chất “vàng” trong việc chống nắng bảo vệ làn da như hợp chất chống tia cực tím, hợp chất chống ô nhiễm, hợp chất dầu bảo vệ, vitamin E, Panthenol, Allantoin, chiết xuất nha đam.
Da dầu mụn nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân khiến làn da tiết ra lượng dầu nhiều hơn bình thường. Vì thế, bạn hãy hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm có thể làm tăng sản xuất dầu và có nguy cơ gây mụn như:
- Nhóm thực phẩm giàu đường và tinh bột như bánh mì, bánh quy, bánh snack, đồ ngọt,…
- Các thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán, thức ăn nhanh,…
- Nhóm các thực phẩm có chỉ số glycemic cao như: khoai tây, bắp, bánh bao,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa bò, đặc biệt là sữa tách béo.
Bên cạnh đó, hãy tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E…để giảm tiết dầu, ngăn ngừa mụn, duy trì làn da khỏe mạnh. Và đừng quên uống đủ 1.5-2 lít nước lọc mỗi ngày bạn nhé!
Như vậy, Dr Spiller vừa bật mí tất tần tật những thông tin về da dầu và da nhờn. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ nắm vững cách chăm sóc da đúng chuẩn để giảm tiết dầu, ngăn ngừa mụn xấu xí, duy trì làn da luôn khỏe đẹp rạng rỡ.
Mọi băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ ngay theo địa chỉ:
Dr.Spiller Việt Nam – Mang làn da nguyên bản trở lại
- Hotline Tư Vấn Miễn Phí: 1900232433/ 090 464 44 88
- Email: Info@Dr-Spiller.Vn
- Website: Dr-Spiller.Vn
- Facebook: Https://Www.Facebook.Com/Dr.Spiller.Vn
- Địa Chỉ: Tầng 10 Tòa Mhdi – 68 Nguyễn Cơ Thạch – Nam Từ Liêm – Hà Nội